Visa vĩnh trú là gì ? Điều kiện xin Visa vĩnh trú
THỦ TỤC XIN VISA VĨNH TRÚ TẠI NHẬT
Visa vĩnh trú (永住権) là Visa cho phép người được cấp có quyền lưu trú, sinh sống ở Nhật trọn đời mà không bị giới hạn về thời gian (không phải gia hạn định kỳ 1-3-5 năm như các loại visa thông thường khác), hoạt động cư trú và các điều kiện về lao động. Với số lượng người nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng ngày càng nhiều tại Nhật, nguyện vọng mong muốn xin visa vĩnh trú để có một cuộc sống ổn định ngày càng nhiều hơn. Đi kèm theo đó, tiêu chuẩn xét duyệt mới của Cục Xuất nhập cảnh ngày càng nghiêm ngặt và thời gian xét duyệt cũng kéo dài hơn.
Contents
- 1 Tiêu chí cấp visa vĩnh trú cho người nước ngoài sống tại Nhật:
- 2 Quyền lợi của người có visa vĩnh trú?
- 3 Điều kiện chung để xin visa vĩnh trú
- 4 Các lưu ý chung
- 5 Các cách thức xin vĩnh trú
- 6 Quy trình chung xin visa vĩnh trú tại Nhật
Tiêu chí cấp visa vĩnh trú cho người nước ngoài sống tại Nhật:
- Người có đủ điều kiện và có dự định sẽ sống ở Nhật cả đời.
- Người lao động có trình độ, chất lượng cao. Visa vĩnh trú như một hình thức khuyến khích những người này tới sinh sống, làm việc tại Nhật lâu dài.
Quyền lợi của người có visa vĩnh trú?
- Không bị hạn chế thời gian sinh sống ở Nhật;
- Không bị hạn chế các hoạt động cư trú, có thể làm hầu hết các công việc. Ví dụ như visa thường, bạn sẽ thấy trên đó ghi rõ là “Chỉ được làm công việc liên quan xxxxx”. Còn trên thẻ ngoại kiều của người vĩnh trú sẽ có ghi 就労制限なし. Có nghĩa bạn được quyền làm bất kỳ công việc gì, kể cả ngoài lĩnh vực mình học đại học. Và kể cả khi thất nghiệp, bạn cũng không phải về nước.;
- Không cần phải xin gia hạn tư cách lưu trú định kỳ 1-3-5 năm như các loại visa thông thường khác;
- Không cần thiết phải thay đổi quốc tịch hiện tại. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể giữ Quốc tịch Việt nam;
- Có độ tín nhiệm cao khi vay tiền, đăng ký thế chấp nhà cửa hay các hoạt động xã hội khác.
Về cơ bản, bạn sẽ được ra bào nước Nhật một cách tự do mà không cần xin visa trước. Mọi quyền lợi được hưởng như một người Nhật bình thường (ngoại trừ việc không được tham gia bầu cử).
Điều kiện chung để xin visa vĩnh trú
Theo khoản 2, điều 22 của luật nhập cư, thì để được cấp visa vĩnh trú, người xin cần thoả mãn đủ 3 điều kiện dưới đây:
(1) Điều kiện về “hành vi lương thiện” (素行善良要件):Các hành vi mà người đăng ký đã từng làm đều phải đảm báo tính lương thiện.
Người đăng ký phải đảm bảo không phải là đối tượng nào trong các đối tượng dưới đây:
- Vi phạm pháp luật Nhật bản dẫn tới bị phạt tiền, phạt tù(bao gồm cả gây ra tai nạn giao thông khi lái xe)
- Là đối tượng bị đang bị giám sát bảo hộ theo pháp luật thanh thiếu niên
- Thường xuyên lặp đi lặp lại các hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm đạo đức
(2) Điều kiện về “độc lập kinh tế” (独立生計要件):Phải có tài sản hoặc có năng lực đủ để đảm bảo sự độc lập về kinh tế.
- Việc đảm bảo cuộc sống hàng ngày không trở thành gánh nặng cho công quỹ của nhà nước
- Công việc, thu nhập, tài sản hiện có, có thể đảm bảo cho cuộc sống ổn định tại Nhật trong tương lai
Khả năng độc lập kinh tế được xét theo THU NHẬP CỦA HỘ GIA ĐÌNH (世帯収入). Tức là dù người đăng ký có thu nhập bằng 0, nhưng nếu vợ/chồng có thu nhập cao đủ để bảo đảm sự độc lập kinh tế của cả hộ gia đình, thì vẫn có thể được cấp. Thế nên, tuy không quy định chi tiết, nhưng ngầm hiểu là người đăng ký có nhiều người phụ thuộc (bố mẹ, con cái, vợ, anh chị em…) thì số tài sản hay thu nhập cũng phải tăng theo.
Người cần có thu nhập theo năm ít nhất ở mức 300 man trở lên mới có khả năng đỗ vĩnh trú. Nếu người này còn có thêm người phụ thuộc như vợ con, bố mẹ(扶養者), thì số thu nhập hàng năm cũng phải tăng tương ứng, thông thường bình quân thu nhập phải tăng tương đương khoảng 50 man/người.
Đồng thời, bạn có thể chứng minh độc lập về mặt kinh tế bằng các khoản tiết kiệm, tài sản ở Nhật, Việt Nam và nước ngoài như bất động sản, chứng khoán… Nếu xét thấy cần thiết, trước khi xin vĩnh trú, bạn đừng kê khai người phụ thuộc vào hồ sơ để miễn giảm thuế khoảng 1-2 năm trước.
(3) Điều kiện về “lợi ích quốc gia” (国益要件) :Việc người đó lưu trú tại Nhật phù hợp với các lợi ích của nước Nhật (điều kiện này đã bao gồm cả điều kiện về số năm lưu trú tại Nhật trước đó của người đăng ký):
+ Điều kiện về thời gian lưu trú tại Nhật, người đăng ký cần thỏa mãn 2 điều kiện dưới đây:
- Thời hạn lưu trú của tư cách lưu trú hiện thời phải đạt 3 năm trở lên
- Lưu trú liên tục tại Nhật đủ số năm quy định.
+ Về cơ bản, người đăng ký cần lưu trú tại Nhật LIÊN TỤC trong khoảng thời gian ít nhất là 10 năm, trong đó có ít nhất 5 năm lưu trú dưới visa lao động.
Tuy vậy, một số trường hợp đặc biệt quy định cụ thể dưới đây thì thời gian lưu trú cần thiết được rút ngắn lại:
- Vợ/chồng của người Nhật hoặc người có visa vĩnh trú :Kết hôn trên 3 năm và lưu trú liên tục tại Nhật trên 1 năm
- Con của người Nhật hoặc người có visa vĩnh trú :Lưu trú liên tục tại Nhật 1 năm trở lên
- Đã lấy được visa định trú (定住者) và sau khi lấy được visa định trú thì đã lưu trú tại Nhật liên tục 5 năm trở lên
- Nhân lực chất lượng cao có tổng số điểm xét theo bảng 高度専門職ポイント đạt 70 điểm trở lên :3 năm liên tục tính ngược trở lại từ thời điểm đăng ký đã đạt đủ 70 điểm trở lên
- Nhân lực chât lượng cao có tổng số điểm xét theo bảng 高度専門職ポイント đạt 80 điểm trở lên:1 năm liên tục tính ngược trở lại từ thời điểm đăng ký đã đạt đủ 80 điểm trở lên
+ Điều kiện về việc tôn trọng pháp luật Nhật Bản:Tôn trọng và làm theo pháp luật, bao gồm cả các việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế, đóng bảo hiểm, nenkin… Ngay cả trong trường hợp người đăng ký đang phụ thuộc kinh tế vào người khác (ví dụ là vợ/chồng của người Nhật và được vợ/chồng lo kinh tế), thì người đăng ký vẫn cần thực hiện đầy đủ việc nộp đầy đủ và không chậm trễ các loại thuế-bảo hiểm thuộc nghĩa vụ của mình.
+ Không có nguy cơ gây hại đối với cộng đồng (đối với các trường hợp bị bệnh truyền nhiễm hoặc các bệnh lây nhiễm đặc biệt khác)
+ Không tiềm tàng nguy cơ gây ra các hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích công.
+ Không trở thành gánh nặng cho quốc gia.
Về cơ bản, để xin được visa vĩnh trú, người đăng ký cần phải thoả mãn đủ 3 điều kiện nêu trên, tuy vậy, trong 1 số trường hợp dưới đây, thì người đăng ký chỉ cần thoả mãn điều kiện thứ 3 về “lợi ích quốc gia” cũng có thể đăng ký:
- Vợ/chồng của người Nhật (日本人の配偶者)
- Con của người Nhật (日本人の子)
- Vợ/chồng của người có visa vĩnh trú (永住者の配偶者)
- Con của người có visa vĩnh trú (永住者の子)
Các lưu ý chung
(1) Những kì hạn cư trú quan trọng cần lưu ý
+ Nguyên tắc chung: Trên 10 năm
+ Vợ/ chồng của người Nhật: Trên 3 năm sau khi kết hôn
+ Vợ/chồng của người Nhật: Tới Nhật sau khi kết hôn và chung sống ở nước ngoài: Trên 3 năm. Sau khi kết hôn và sống tại Nhật: trên 1 năm
+ Vợ/chồng của người vĩnh trú: Trên 3 năm sau khi kết hôn (giống như với vợ/chồng người Nhật)
+ Con ruột của người Nhật hoặc người vĩnh trú, con nuôi đặc biệt: Cư trú tại Nhật liên tục trên 1 năm
+ Dân tị nạn được chấp nhận: Cư trú tại Nhật liên tục trên 5 năm
+ Người định cư: Định cư 5 năm sau khi được cấp phép định cư
+ Người có nhiều cống hiến đối với Nhật Bản: Trên 5 năm
(2) Về khoản thời gian lưu trú liên tục tại Nhật và thời gian rời khỏi nước Nhật
Thời gian lưu trú tại Nhật được tính liên tục, nếu bạn rời khỏi nước Nhật mà không còn visa, thời gian này sẽ được tính lại từ khi bạn quay lại Nhật trong hầu hết các trường hợp, trừ trường hợp được công ty phái cử đi dưới dạng công tác dài hạn.
Ví dụ: Mình trước đây sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật 10 năm những không xin vĩnh trú và trở về Việt Nam làm việc 5 năm. Khi quay lại Nhật thời gian xin vĩnh trú sẽ được tính từ thời điểm quay lại Nhật, mà không cộng với thời gian 10 năm trước đó.
Như nêu trên, nếu bạn rời khỏi Nhật Bản để sang nước khác hoặc về Việt Nam dưới hình thức công ty tại Nhật phái cử công tác dài hạn, sau khi kết thúc thời hạn công tác, bạn lại trở về Nhật sinh sống tiếp thì hãy chứng minh với Cục Xuất Nhập cảnh bằng các giấy tờ xin từ công ty nhé. Đồng thời, có thể làm thêm Bản giải trình chi tiết lý do để Cục Xuất nhập cảnh có thêm thông tin về trường hợp của bạn.
(3) Lưu ý về thời hạn của visa hiện tại khi đăng ký vĩnh trú
Khi bạn đăng ký gia hạn các loại visa thông thường (như visa du học, visa lao động, visa gia đình),..thì dù bạn có đăng ký sát ngày hết hạn visa, theo luật, bạn vẫn được quyền ở lại Nhật thêm 2 tháng kể từ ngày hết hạn visa cũ.
Tuy nhiên, với visa vĩnh trú, thì bạn sẽ không được hưởng quyền lợi này. Tức là nếu visa hiện tại của bạn sắp hết, thì việc bạn đăng ký xét visa vĩnh trú cũng không giúp bạn kéo dài được thời hạn lưu trú thêm. Gần đây, do số hồ sơ xin vĩnh trú tăng lên rất nhiều, nên khoảng thời gian xét duyệt của Cục XNC cũng bị kéo dài theo, như trường hợp của anh xã mình kéo dài 1 năm 2 tháng. Vì vậy, để đảm bảo không bị mất quyền lưu trú tại Nhật do visa hiện tại hết hạn, bạn cần lưu ý về thời hạn lưu trú của visa hiện tại.
(4) Lưu ý về số người phụ thuộc (扶養者)
Hiện nay, nhiều người đăng ký số người phụ thuộc để giảm bớt thuế phải đóng hàng năm, ngoài vợ con, còn có bố mẹ, anh chị em… Tuy nhiên, rõ ràng càng nhiều người phụ thuộc gánh nặng của bạn càng lớn, khả năng độc lập kinh tế cũng giảm.
Thế nên, trong hồ sơ điều bạn cần chứng minh là thu nhập của bạn nhiều tương ứng và có đầy đủ các giấy tờ chứng minh cho việc bạn gửi tiền về nước là có thật ( ví dụ: giấy chuyển tiền, giấy chứng nhận thu nhập của bố mẹ,..).
Nếu thu nhập của bạn không quá cao, thì tốt nhất nên gỡ người phụ thuộc ra khỏi hồ sơ miễn giảm thuế 1-2 năm trước khi định xin vĩnh trú.
(5) Lưu ý về thời điểm nộp hồ sơ xin vĩnh trú
Bên phía luật sư tham vấn khuyên rằng nên đợi đủ số năm quy định hãy nộp đơn xin vĩnh trú. Đã có trường hợp nộp sớm bị đánh trượt. Mà khi đã trượt thì các lần đăng ký tiếp theo sẽ gặp khó khăn hơn.
(6) Lưu ý khi đăng ký xin cho cả gia đình
Nếu vợ chồng bạn đã kết hôn trên 3 năm, và vợ/chồng bạn đã lưu trú tại Nhật trên 1 năm theo visa gia đình, thì bạn có thể đăng ký xin vĩnh trú chung cho cả gia đình vào thời điểm bạn nộp hồ sơ xin vĩnh trú. Tương tự, bạn cũng có thể xin luôn cho cả con bạn nếu bé đã lưu trú tại Nhật trên 1 năm. Nếu được xét duyệt, thì mỗi thành viên trong gia đình bạn đều sẽ có visa vĩnh trú riêng, và vợ/con bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì tới tư cách lưu trú cho dù có chuyện gì xảy ra với bạn/tư cách lưu trú của bạn.
Còn nếu bạn nộp hồ sơ xin vĩnh trú độc lập, thì sau khi bạn đã được visa vĩnh trú, vợ bạn sẽ làm thủ tục để xin chuyển từ visa gia đình 家族滞在 sang visa vợ/chồng của người có vĩnh trú (永住者の配偶者), và con bạn sẽ chuyển từ visa gia đình sang visa định trú (定住者).
Trong trường hợp nộp hồ sơ cho cả gia đình, hồ sơ của vợ/chồng bạn cũng cần phải chuẩn bị riêng các giấy tờ như: mẫu đăng ký xin vĩnh trú, giấy chứng nhận làm việc (nếu có), giấy chứng nhận nộp thuế,…còn các giấy tờ chứng minh tài chính khác có thể dùng chung. Riêng giấy tờ bảo lãnh thì người bảo lãnh cần chuẩn bị đủ số bản tương ứng với số người họ bảo lãnh.
Các cách thức xin vĩnh trú
- [1] Người xin vĩnh trú có quan hệ hôn nhân với người Nhật hoặc người đang có tư cách vĩnh trú
- [2] Người xin vĩnh trú đang là người có tư cách lưu trú 定住者 . Hình thức này bao gồm cả người tị nạn hay người có gốc gác 2,3 đời trước là người Nhật Bản.
- [3] Người xin vĩnh trú đang có tư cách lưu trú lao động dài hạn (Hình thức phổ biến, sống ở Nhật 10 năm, đi làm trên 5 năm)
- [4] Người xin vĩnh trú có tư cách lưu trú hiện tại là 高度人材 hoặc tương đương
Quy trình chung xin visa vĩnh trú tại Nhật
(1) Kì hạn nộp giấy tờ
Như lưu ý ở mục trên, bạn cần phải nộp trước khi visa hiện tại hết hạn 1 thời gian dài. Nhiều trường hợp hiện nay xét cấp visa vĩnh trú kéo dài hơn 1 năm, nên bạn phải tính toán thời gian của visa hiện tại cho phù hợp.
(2) Cơ quan xét duyệt
Cục quản lý xuất nhập cảnh gần nhất (nơi bạn thường gia hạn visa).
(3) Thời gian
Kể từ khi Cục Quản lý Xuất nhập cảnh thụ lý hồ sơ cho đến khi có kết quả là từ 6 tháng đến hơn 1 năm (đặc biệt, cục quản lý xuất nhập cảnh Tokyo do số lượng đăng ký đông nên kết quả rất chậm). Kết quả nhanh chậm tùy từng Cục quản lý xuất nhập cảnh và tùy từng trường hợp.
(4) Người làm thủ tục
Một trong những người sau có thể tiến hành làm thủ tục:
- Bản thân đương sự
- Những người/đơn vị có giấy phép của cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh cho phép làm các nghiệp vụ liên quan đến đại lý xin visa vĩnh trú.
- Luật sư hoặc công chức viên có đăng ký ngành nghề với Cục Quản lý Xuất nhập cảnh.
- Người đại diện pháp lý của đương sự
- Gia đình hoặc người cùng chung sống với đương sự trong trường hợp đặc biệt, khi đương sự mắc bệnh…
Chú ý: Trong bất kỳ trường hợp nào ở trên thì đương sự cũng phải đảm bảo 1 điều kiện là đang sinh sống tại Nhật.
(5) Lệ phí
- Nếu được cấp visa vĩnh trú thì phải nộp lệ phí 8.000 yên.
- Nếu bị từ chối cấp visa thì không phải nộp lệ phí
(6) Các giấy tờ cần thiết
Tùy thuộc đương sự hiện đang sống tại Nhật dạng visa nào. hướng dẫn chi tiết tại các phần tiếp theo.
1.永住許可申請書 1通
2.写真(縦4㎝×横3㎝) 1葉
※申請前3か月以内に正面から撮影された無帽、無背景で鮮明なもの
※写真の裏面に申請人の氏名を記載し、申請書の写真欄に貼付して下さい。
※16歳未満の方は、写真の提出は不要です。
写真のサイズに関しては、「提出写真の規格」のページでご確認下さい。
3.申請理由書(書式自由)
※日本語以外で記載する場合は、翻訳文が必要です。
(要翻訳者住所、氏名、捺印(署名))
4.身分関係を証明する次のいずれかの資料
(家族滞在及び配偶者系のビザを持っている方)
(1)戸籍謄本 1通
(2)出生証明書 1通
(3)婚姻証明書 1通
(4)認知届の記載事項証明書 1通
(5)上記(1)~(4)に準ずるもの
5.申請人を含む世帯全員の住民票
※マイナンバーの記載がなく、他の事項について省略がないもの
6.申請人又は申請人を扶養する方の職業を証明する次のいずれかの資料 (1)会社に勤務している場合 在職証明書 1通
(2)自営業である場合
a 確定申告書控えの写し 1通
b 営業許可書の写し(ある場合) 1通
※自営業の方は自ら職業等について立証していただく必要があります。
(3)その他の場合
職業に係る説明書(書式自由)及び、その立証資料
※申請人及び配偶者の方お二人とも無職の場合についても、その旨を説明書に記載。
7.直近(過去5年分)の申請人又は申請人を扶養する方の所得及び納税状況を説明する
次のいずれかの資料
(1)会社等に勤務している場合及び自営業等である場合
住民税の課税(又は非課税)証明書及び納税証明書(年間の総所得及び納税状況が
記載されたもの) 各1通
※年間の総所得及び納税状況の両方が記載されている証明書であればいずれか一方で
構いません。
※直近5年分が発行されない場合は、発行される最長期間分を提出して下さい。
(2)直近5年間において住民税を適正な時期に納めていることを証明する資料
(通帳の写し、領収証書等)
※直近5年間において、住民税が特別徴収(給与から天引き)されていない期間が
ある方は、当該期間分について提出してください。 (3) 国税の納付状況を証明する資料
源泉所得税及び復興特別所得税、申告所得税及び復興特別所得税、消費税及び地方
消費税、相続税、贈与税に係る納税証明書(その3)
上記税目が全て記載されているものが必要になります。
※住所地を管轄する税務署から発行されるものです。
※納税証明書(その3)は、証明を受けようとする税目について、証明日現在において
未納がないことを証明するものなので、対象期間の指定は不要です。
※取得時に個人番号カード(マイナンバーカード)又は個人番号通知カードが必要に
なります。 (4)その他の場合
a次のいずれかで所得を証明するもの
(a)預金通帳の写し 適宜
(b)上記(a)に準ずるもの 適宜
b住民税の課税(又は非課税)証明書及び納税証明書(年間の総所得及び納税状況が
記載されたもの) 各1通 ※上記については年間の総所得及び納税状況の両方が記載されている証明書であれば、
いずれか一方で構いません。
8.申請人又は申請人を扶養する方の公的年金及び公的医療保険の保険料の納付状況を証明
する資料
(1) 直近(過去2年間)の公的年金の保険料の納付状況を証明する資料
次のア~ウのうち、ア又はイの資料及びウの資料を提出。
ア「ねんきん定期便」(全期間の年金記録情報が表示されているもの)
イ ねんきんネットの「各月の年金記録」の印刷画面
※日本年金機構のホームページ(以下のURLを参照)から、ねんきんネットに
登録することができます。 https://www.nenkin.go.jp/n_net/index.html
※申請時の直近2年間において、国民年金の被保険者であった期間がある方は、
「各月の年金記録」の中にある、「国民年金の年金記録(各月の納付状況)」の
印刷画面も併せて提出することになります。
ウ 国民年金保険料領収証書(写し)
※直近2年間において国民年金に加入していた期間がある方は、当該期間分の領収証書
(写し)を全て提出してください。
提出が困難な方は、その理由を記載した理由書を提出してください。
※直近2年間の全ての期間において国民年金に加入していた方で、直近2年間(24月
分)の国民年金保険料領収証書(写し)を提出できる場合は、上記ア又はイの資料を
提出する必要はありません。
(2) 直近(過去2年間)の公的医療保険の保険料の納付状況を証明する資料
ア 国民健康保険被保険者証(写し)
※現在、国民健康保険に加入している方は提出してください。
イ 健康保険被保険者証(写し)
※現在、健康保険に加入している方は提出してください。
ウ 国民健康保険料(税)納付証明書
※直近2年間において、国民健康保険に加入していた期間がある方は、当該期間分
について提出してください。
エ 国民健康保険料(税)領収証書(写し)
※直近2年間において、国民健康保険に加入していた期間がある方は、当該期間分
の領収証書(写し)を全て提出してください。
提出が困難な方は、その理由を記載した理由書を提出してください。
(3) 申請される方が申請時に社会保険適用事業所の事業主である場合
申請時に社会保険適用事業所の事業主である方は、上記の「公的年金の保険料の
納付状況を証明する資料」及び「公的医療保険の保険料の納付状況を証明する資
料」に加え、直近2年間のうち当該事業所で事業主である期間について、事業所
における公的年金及び公的医療保険の保険料に係る次の資料ア及びイのいずれかを
提出してください。
ア 健康保険・厚生年金保険料領収証書(写し)
※申請される方(事業主)が保管されている直近2年間のうち事業主である期間に
おける、全ての期間の領収証書(写し)を提出してください。
全ての期間について領収証書(写し)が提出できない方は、下記イを提出して
ください。
イ社会保険料納入確認(申請)書(未納の有無を確認する場合)
9.申請人又は申請人を扶養する方の資産を証明する次のいずれかの資料
(1)預貯金通帳の写し 適宜
(2)不動産の登記事項証明書 1通
(3)上記(1)及び(2)に準ずるもの
10.パスポート 提示
11.在留カード 提示12.身元保証に関する資料
(1)身元保証書
(2)身元保証人の印鑑
※(1)に押印してある場合は不要です。
(3)身元保証人に係る次の資料
a 職業を証明する資料 適宜
b 直近(過去1年分)の所得証明書 適宜
c 住民票 1通(マイナンバーの記載がないもの)※身元保証人の責任義務は、万が一の時の帰国費用の負担、ちゃんと日本に在留しているかの
指導です。(身元保証人になれるのは日本人もしくは永住者です)
13.我が国への貢献に係る資料(ある場合のみ) (1)表彰状、感謝状、叙勲書等の写し 適宜 (2)所属会社、大学、団体等の代表者等が作成した推薦状 適宜
(3)その他、各分野において貢献があることに関する資料 適宜
14.身分を証する文書等 提示
※申請人本人以外の方が申請する場合に必要です。 15.宛名(申請人の住所、氏名)を記載するシール
結果通知を送付する宛名、氏名を記載するシールで、入国管理局でもらえます。
·Nếu có thắc mắc xin hãy contact với chúng tôi sớm nhất , nếu có khó khăn trong việc nhờ người bão lãnh thì chúng tôi có cung cấp thêm dịch vụ làm người bảo lãnh
·